Ngày xửa ngày xưa, thời tiền sử, có 1 người đàn ông dắt đứa con của mình dạo chơi trong rừng. Bất chợt 1 con vật có bộ lông vàng và cái bờm dũng mãnh, cùng đôi mắt to tròn xuất hiện. Người đàn ông thả tay ra cho con chơi cùng nó, và bạn đoán đúng rồi đấy, con sư tử ăn mất cậu nhóc trong nháy mắt.
Trở về nhà trong đau khổ, ông thề với lòng mình sẽ không bao giờ để 1 đứa con nào lại gần con vật chết tiệt ấy nữa.
Và 1 thời gian sau, ông lại dắt tay 1 đứa con khác đi dạo. Thoáng thấy cái bóng con sư tử, ngay lập tức ông ôm chặt đứa bé trốn vào bụi rậm gần đấy. Chờ con vật đi khỏi, thở phào nhẹ nhõm bước ra khỏi chỗ nấp, 2 người tiếp tục cuộc dạo chơi. Bỗng nhiên 1 con chim nhỏ chao lượn ngay phía trên, và đứa bé lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử.
Ngạc nhiên và phẫn nộ, ông khắc cốt ghi tâm lần tới khi gặp 1 con sư tử hay 1 con vật biết bay sẽ lập tức tiêu diệt trước khi có cơ hội tiếp cận những đứa con, để chúng không phải chết nữa.
Thật là vô lý, thiếu logic và thậm chí là ngu ngốc phải không? Nhưng đó chính là cách tư duy giúp cho bạn và tôi đang còn ngồi ở đây để đọc Book Review #3 của Brown Reading, thay vì tuyệt chủng vì tổ tiên đã bị những con vật thời cổ đại xơi tái toàn bộ đấy! Thử tưởng tượng, nếu không ngay lập tức ẩn nấp hay bỏ chạy khi 1 bụi cây bỗng dưng rung rinh hoặc phát ra tiếng động lạ, liệu họ còn có thể tồn tại?
Daniel Kahneman – chủ nhân của Nobel kinh tế năm 2002 đã tổng hợp 1 số lượng lớn các nghiên cứu, thí nghiệm và mô hình về tư duy, tâm lý và ra quyết định của con người, trình bày lớp lang và hấp dẫn trong Thinking, Fast and Slow (Tựa tiếng Việt “Tư duy nhanh và chậm”).
Cùng Brown Reading điểm qua 3 ý tưởng hay nhất từ sách nhé:
Và Kahneman gọi đó là Hệ thống 1 và Hệ thống 2 (System 1 và 2).
Hệ thống 1: nhanh nhạy, tự động, hiệu suất cao. Đây là hệ thống thiên về trực giác. Nó giúp chúng ta đưa ra nhận định và quyết định nhanh chóng mà không tốn công vắt óc suy nghĩ, lập luận. Vì sao vậy? “Sở thích” của hệ thống này là tạo ra những “lối tắt” trong tư duy bằng cách phát hiện, ghi nhận, khái quát hóa, mô hình hóa từ những khuôn mẫu, mối quan hệ nhân – quả. Bạn có thể cười nhạo nhận định con chim nhỏ bay qua đầu sẽ làm chết đứa bé, nhưng chắc chắn sẽ thở phào khi lần tiếp theo đó là 1 con khủng long bay.
Hệ thống 2: chậm chạp, chủ động, tốn nhiều công sức. Đây là hệ thống thiên về lý trí. Khi gặp 1 vấn đề khó cần giải quyết, hệ thống 2 sẽ chịu trách nhiệm tư duy, cẩn thận xem xét các đầu mối, xâu chuỗi thông tin một cách logic, suy luận hợp lý để đưa ra câu trả lời. Sư tử là 1 loài ăn thịt nguy hiểm, sẽ gây hại cho con trẻ, còn chim thì không, đứa trẻ đột tử là do 1 nguyên nhân khác cần được tìm hiểu kỹ càng. Đó là nhận định khi hệ thống 2 “dành sân khấu”.
2 từ miêu tả về điều này: vô hình và mãnh liệt. Chúng ta không lý trí như vẫn lầm tưởng: Hệ thống 1 không ngừng tiếp nhận, phân tích và tích lũy thông tin, kinh nghiệm, sau đó “mách nước” 1 cách nhẹ nhàng hoặc thậm chí là “tiền trảm hậu tấu”, lấn lướt luôn cả Hệ thống 2. Hầu như tất cả những việc này đều diễn ra trong thầm lặng, vô hình với nhận thức của mọi người, nhưng thực ra lại là phần năng lực lớn nhất của trung tâm điều khiển chúng ta – bộ não. Kinh nghiệm bạn trải qua, người bạn gặp, quyển sách bạn đọc hay đơn giản chỉ là 1 thông tin vô tình được tiếp nhận đều có 1 tác động lớn không ngờ đến những suy nghĩ, nhận định và hành động của bạn.
Nhưng cũng chính những lỗi ấy giúp chúng ta (nhất là tổ tiên xa xưa) sống sót và sống tốt. Hãy tưởng tượng sẽ mệt mỏi đến thế nào nếu chỉ đơn giản là 1 bước chân thôi mà chúng ta phải đắn đo suy nghĩ (sử dụng Hệ thống 2), thay vì chạy băng băng (sử dụng Hệ thống 1). Và sẽ thế nào nếu trong khi bạn đang còn tính toán tốc độ, khoảng cách (sử dụng Hệ thống 2) thì chiếc xe đối diện đã tông thẳng vào bạn rồi? Đúng rồi đấy, toàn bộ kỹ năng sinh tồn, lái xe, lạng lách tích lũy đó giờ, chỉ trong tích tắc, Hệ thống 1 đã vận dụng tất cả để phân tích, ra quyết định và hành động nhanh chóng, giúp bạn thoát khỏi tai nạn. Sách rất kỹ lưỡng và chất lượng, dành hẳn 1 chương sách cho 1 số hiện tượng chính. Brown Reading có review qua hiệu ứng khá thú vị là framing effect (hiệu ứng khung) tại đây http://bit.ly/BR-Framing-Effect
Hiểu hơn về CPU của chúng ta: cách nó hoạt động, những nguyên tắc và cả những lỗi lầm của nó không giúp thay đổi, nhưng chí ít là để chúng ta có thể sử dụng tốt hơn 2 hệ thống tư duy – Nhanh và Chậm.
Sách rất “nặng ký” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, với rất nhiều nghiên cứu, thông tin và ví dụ minh họa, bạn đọc cần nghiền ngẫm thật chậm (dùng Hệ thống 2 đấy). Chắc chắn sách sẽ thay đổi cách bạn nghĩ về não bộ, bất ngờ xen lẫn phấn khích khi thấy mình tham gia những thử nghiệm đơn giản mà sách đưa ra và thấy đúng y boong.
Kết luận: một lựa chọn không thể tuyệt vời hơn để bắt đầu tìm hiểu về tâm lý học hành vi. Và đây cũng chỉ là khởi đầu cho thể loại này, Brown Reading sẽ giới thiệu cho các bạn thêm nhiều quyển cực hay nữa!
Nếu bạn cũng yêu mến sách và Brown Reading thì hãy like page để theo dõi những bài chia sẻ tips đọc sách và review sách có tâm. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè nữa!
Xem list tất cả bài viết của Brown Reading tại đây nhé: http://bit.ly/BR-Post-List
Happy reading everyone!
Hãy theo dõi Libri để nhận các thông báo về sách mới, và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.