Để tập trung, nên chăng thi thoảng ta nên làm gì đó nhạt nhẽo 1 chút?
Facebook/ Instagram Stories, YouTube shorts hay ông vua “mì ăn liền” Tiktok đều có chung ý tưởng cốt lõi là “shorts” – ngắn, nhanh và thực ra là phải vui, phải fun nữa.
Ngắn, ngắn nữa, ngắn mãi
Điều gì khiến chúng ta lại mở ứng dụng mạng xã hội (nhiều lần) hàng ngày? Có thể thói quen đó đã trở thành 1 hành động trong vô thức, nhưng thử đào sâu 1 chút xem cái công tắc nào trong đầu chúng ta kích hoạt hành vi đó? Có ai tự nhủ hay nghĩ trong đầu trước khi vào Facebook như thế này “nào xem thử có gì nhạt nhẽo không nào?” không?Không không không, phải là “nào xem thử có gì vui vui không nào” chứ nhỉ?Vậy, liên tục tìm kiếm “cái gì vui vui” có… vui thật không?
Cuốn, cuốn nữa, cuốn mãi
Cách đây khá lâu mình có xem 1 video rất hay của Ted, hơn 11 triệu views, và cũng rút ra được một số bài học cho bản thân. Vừa rồi tình cờ xem lại, mình lại thấy 1 số góc nhìn và chi tiết mà mình đã lướt qua hay không quá ấn tượng, nhưng lại là phần cốt lõi của bài trình bày.Có 2 từ khóa quan trọng ở đây: mức độ kích thích (stimulation level) và khoảng chú ý (attention span).Chúng ta hay đổ tại các yếu tố bên ngoài làm bản thân bị xao nhãng (distracted) hay ngắt ngang (disturb) sự tập trung của mình. Đúng, nhưng chưa đủ, còn 1 yếu tố bên trong nữa đó là mức độ kích thích (stimulation level) của mỗi người. Chúng ta được/ bị “huấn luyện” để đi từ mức độ kích thích thấp đến cao: hình ảnh phải bắt mắt, âm thanh phải hay, nội dung phải shock, hài hước, và càng ngày càng yêu cầu “nhiều, nhiều hơn nữa”. Nghe giống như 1 con nghiện đúng không? Chính xác là như vậy. Càng ngày chúng ta càng “nghiện” content để duy trì hay thậm chí nâng cao mức độ kích thích của bản thân. Các “liều” (dose) kích thích cũng phải tiến hóa theo nhu cầu này, từ câu chữ đến hình ảnh, âm thanh, sau đó là filter, sticker và phải thật ngắn, thật nhanh. Không khác gì 1 con nghiện từ hút chuyển sang nhai kẹo, cuối cùng là chích cho nó nhanh “phê”, đúng không? Khoảng chú ý của chúng ta cũng vì thế mà ngày càng ngắn lại, khoảng chú ý của chúng ta bây giờ còn ngắn hơn 1 chú cá vàng: một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ số này giảm từ 12 giây năm 2000 xuống chỉ còn 8 giây. Cá vàng? 9 giây.
Não cá vàng?? 😀 ??
Tóm lại, chúng ta ngày gấp gáp hơn, ưu tiên số lượng hơn chất lượng, nhảy liên tục từ thông tin này sang mẩu tin khác, luôn luôn đòi hỏi những sự kích thích mới, hấp dẫn hơn, và dễ tiêu hóa hơn. Và có vẻ như sự tiến hoá này sẽ không ngừng lại. Mình cũng tò mò, loại dose tiếp theo sẽ là gì? Khi mức độ kích thích ngày càng cao, khoảng chú ý ngày càng ngắn lại, chúng ta gần như không bao giờ cảm thấy đủ, cảm thấy thỏa mãn, không chịu được cảm giác trống rỗng, nhạt nhẽo, sẽ luôn thiếu thuốc và muốn nhiều hơn nữa. Đúng vậy, chính chúng ta là người tìm kiếm sự kích thích, mời gọi sự xao nhãng và ngắt quãng chứ không phải bị chúng cám dỗ.
Xuống, xuống đi nào anh bạn
Vậy có lối thoát nào không?
Thi thoảng làm gì đó nhạt nhẽo 1 chút?
(còn tiếp…)
Hãy theo dõi Libri để nhận các thông báo về sách mới, và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.